Những đề tài nghiên cứu khoa học nổi bật nhất về cây trà hoa vàng đất Việt
Từ những năm đầu thế kỷ 20 đã có những nghiên cứu về cây trà hoa vàng Việt Nam. Cho đến nay có thêm rất nhiều đề tài khoa học trong và ngoài nước về loài cây này.
Không biết các nhà thực vật học chú ý đến cây trà hoa vàng từ bao giờ nhưng chính thức phải kể đến các nhà khoa học người Pháp khi chính thức phát hiện những cá thể đầu tiên vào năm 1910 ở miền Bắc nước ta. Eberhardt và Petelot trong khi nghiên cứu và lẫy mẫu các loài thuộc chi Camellia đã phát hiện ra các loại đặc hữu Camellia amplexicaulis và Camellia caudata công bố trong ấn phẩm mang tên “Thực vật chí Đông Dương” xuất bản năm 1943. Sau đó, trà hoa vàng đã nhận được nhiều sự chú ý đặc biệt của các nhà khoa học và quá trình lấy mẫu, lập danh mục đã được thực hiện trên quy mô toàn xứ Đông Dương trong đó có Việt Nam là chính.
Cây trà hoa vàng Tam Đảo (Vĩnh Phúc, Việt Nam)
Các nghiên cứu trong nước về loài cây trà hoa vàng bản địa
Trong thời kỳ chiến tranh đất nước chìm trong khỏi lửa, các nhà khoa học Việt Nam phần lớn học tập, nghiên cứu và làm việc tại nước ngoài. Ngay cả hoạt động trong nước cũng mang tính cá nhân nhiều hơn và phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Chính vì thế, nguồn dữ liệu thu thập được hoàn toàn phụ thuộc vào các nghiên cứu của các nhà thực vật học nước ngoài.
Từ năm 1990 trở đi Viện Điều tra, Quy hoạch rừng, Viện Môi trường và Tài Nguyên, Đại học Lâm nghiệp mới cử cán bộ nghiên cứu thực hiện khảo sát và tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề về các loài thuộc chi Camellia tại Việt Nam.
Thành quả sau nhiều năm nghiên cứu là xác định được thêm nhiều loài trà hoa vàng, đặc tính và khu vực phân bố chính xác trên quy mô toàn lãnh thổ của cây trà hoa vàng. Sau đó, thành tựu đáng kể nhất mãi tới năm 2007 mới được công bố. Đó là việc xác định được một số nhóm chất có trong thành phần hóa học của 5/20 loài Camellia spp tại Việt Nam do Viện Dược liệu-Bộ Y tế thực hiện.
Kết quả phân tích và kiểm nghiệm thành phần hóa học có trong trà hoa vàng
Một số nghiên cứu đáng chú ý của các nhà khoa học trong nước
- Phát hiện 20 loài Camellia của PGS.TS. Trần Ninh (giảng viên khoa Sinh, Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội sau 16 năm nghiên cứu khắp các vùng lãnh thổ cả nước.
- Phát hiện cây trà hoa vàng tại vùng rừng thuộc xã Phước Lộc, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng của Trần Ngọc Hải (Đại học Lâm nghiệp) và kết quả nghiên cứu bổ sung năm 2003 của Nguyễn Thiện Tịch (Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM) về trà hoa vàng tại tỉnh Lâm Đồng.
- Kết quả “Nghiên cứu khả năng bảo tồn ngoại vi và nhân giống một số loài trà hoa vàng nhằm bảo vệ và phát triển” của GS.Ngô Quang Đê, Lê Thanh Sơn và Đinh Thị Lệ (Đại học Lâm nghiệp) giâm hom thí điểm nhân giống 2 loài đặc hữu của Ba Vì và Sơn Động lần lượt là Camellia tonkinensin và Camellia euphlebia.
- “Nghiên cứu tuyển chọn loài, xuất xứ và nhân giống Trà hoa vàng (Camellia sp) phục vụ bảo tồn và phát triển” năm 2013 của Ths. Ngô Thị Minh Duyên (Viện Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam)
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước của Đỗ Văn Tuân (2013-2016): Khai thác và phát triển nguồn gen trà hoa vàng Tam Đảo và trà hoa vàng pêtêlô tại Vườn Quốc gia Tam Đảo
Cùng nhiều tài liệu nghiên cứu về cây trà hoa vàng khác đăng trên các tạp chí khoa học trong nước và thế giới.
UnlOack
13 11 2022buying cialis online reviews Note that the difference in genotyping accuracy between hospital and commercial participants was almost significant P 0
Neanvaf
01 06 2022https://newfasttadalafil.com/ - real cialis no generic Dryrir Vpfjoc Similares Levitra Cialis Caused by a type of coronavirus under the microscope it looks like a halo or crown corona in Latin it was named for its effects on the body which at first resemble influenza. Enbwob Ikdtki Nevertheless the insulin levels are still higher than they would be in a normal individual for any given glucose concentration. https://newfasttadalafil.com/ - buy cheap generic cialis uk