Giá trị của cây Trà Hoa Vàng

Single Content

Giá trị của cây Trà Hoa Vàng

Giới thiệu cây trà hoa vàng

Trà hoa vàng tên khoa học là Camellia chrysantha,  là một loài thực vật hạt kín trong họ Theaceae. Cây được tìm thấy ở Việt Nam (Tam Đảo, Quảng Ninh, Lâm Đồng, Tuyên Quang, Yên Bái, Cúc Phương) và Trung Quốc. Trà hoa vàng được biết đến là cây cảnh đẹp, cây dược liệu quý.

giá trị của cây trà hoa vàng 1

Trà hoa vàng có nhiều giá trị

Từ 2 ngày 21 – 23/2/2013 đã diễn ra hội thảo trà hoa vàng quốc tế lần thứ 3 tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc.

Từ khi phát hiện vào những năm 60 thế kỷ 20, với sắc vàng kiều diễm, quý phái và đặc biệt là tác dụng dưỡng sinh, dược dụng, trà hoa vàng lập tức được các nhà khoa học Trung Quốc và quốc tế chú ý nghiên cứu phát triển.

Tham gia hội thảo này có các đại biểu từ các nước Mỹ, Việt Nam, Australia, Đức và hầu hết các cơ sở nghiên cứu, sản xuất trà của Trung Quốc và sự có mặt của bà Patricia Lee Short – chủ tịch hội trà thế giới. Hội thảo có 52 bài báo cáo khoa học, tập trung ở các lĩnh vực:

- Bảo tồn, đa dạng sinh học và phân loại

- Chọn giống và nhân giống

- Gây trồng, công nghệ và gia công chế biến trà hoa vàng

Sau hội thảo đại biểu cũng đi tham quan hiện trường trồng, sản xuất trà hoa vàng ở Phòng Thành, Hợp phố tỉnh Quảng Tây

Việt Nam cần phát triển trà hoa vàng

Trà hoa vàng là thực vật chứa thành phần dinh dưỡng phong phú nhất trong tự nhiên. Ngoài tác dụng là cảnh, cải thiện môi trường, nó còn giá trị dược liệu rất quý. Qua các tài liệu kiểm nghiệm khoa học thì nó có chứa tới hơn 400 thành phần dinh dưỡng, nổi trội là Saponin, Tea polyphenon và các nguyên tố như Selenium (Se), Germannium (Ge), Kẽm (Zn), Vanadium (V), Molypden (Mo), Mangan (Mn), Kalium (K) và các vitamin B1, B2, C.

Làm thuốc chữa bệnh

Lá trà hoa vàng có thể uống, điều chỉnh các chất béo trong cơ thể, lượng đường trong máu, giải độc gan và thận, theo y học Trung Quốc công bố, trà hoa vàng có 9 tác dụng chính:

- Trong lá trà có những hoạt chất làm giảm tổng hàm lượng lipit trong huyết thanh máu, giảm lượng cholesterol mật độ thấp (cholesterol xấu) và tăng lượng cholesterol mật độ cao (cholesterol tốt);

- Nước sắc lá trà có tác dụng hạ huyết áp rõ ràng và tác dụng được duy trì trong thời gian tương đối dài;

- Nước sắc lá trà có tác dụng ức chế sự tụ tập của tiểu cầu, chống sự hình thành huyết khối gây tắc nghẽn mạch máu;

- Phòng ngừa ung thư và ức chế sự phát triển của các khối u khác

- Hưng phấn thần kinh;

- Lợi tiểu mạnh;

- Giải độc gan và thận, ngăn ngừa xơ vữa động mạnh máu

- Ức chế và tiêu diệt vi khuẩn;

- Ngoài ra, lá chè còn có tác dụng chống viêm, chống dị ứng và duy trì trạng thái bình thường của tuyến giáp.

nụ trà hoa vàng

Tiến sĩ John Welsburger – thành viên cao cấp của tổ chức sức khoẻ Hoa kỳ phát biểu: “Dường như những thành phần chứa trong trà có khả năng làm giảm nguy cơ một số bệnh mãn tính như đột quỵ, truỵ tim và ung thư”.

Theo một số nghiên cứu ở Hà Lan, những người uống 4-5 tách chè đen hàng ngày giảm 70% nguy cơ đột quỵ so với những người chỉ dùng 2 tách hoặc ít hơn. Đó chính là do chất flavonoid có trong chè đen đã ngăn ngừa sự vón cục nguy hiểm của tiểu huyết cầu trong máu – nguyên nhân dẫn đến hầu hết các chứng đột quỵ và các cơn đau tim. Loại chè đen nhắc đến trên đây là một thứ đã lên men trong quá trình (chế biến từ trà hoa vàng)

Sale

Không sẵn có

Hết hàng

icon icon icon