Cây trà hoa vàng Tam Đảo “vạn người mê” đang được chăm sóc thế nào?
Để cây trà hoa vàng Tam Đảo đảm bảo giá trị làm dược liệu, giữ đúng màu vàng đặc trưng khi làm cảnh, người trồng phải bỏ công chăm sóc với nhiều bí quyết riêng.
Cây trà hoa vàng Tam Đảo đang thu hút hàng nghìn người mê cây cảnh, “sành” dược liệu
Từ khi được phát hiện và công bố vào năm 2007, thời gian qua, hàng nghìn lượt khách thập phương từ cả ba miền Bắc, Trung, Nam đã truy lùng, tìm hiểu về trà hoa vàng Tam Đảo (Vĩnh Phúc) để có cơ hội tận mắt chiêm ngưỡng loại cây cảnh có hoa to, màu sắc vàng ươm rực rỡ hiếm thấy, và trực tiếp thưởng thức loại dược liệu có rất nhiều công dụng này.
Do cây trà hoa vàng chứa các hoạt chất rất giá trị trong việc ngăn chặn ung thư, giảm thiểu nguy cơ đột quỵ, phòng chống oxy hoá, nâng cao khả năng đàn hồi của các thành mạch, điều hoà huyết áp – là những vấn đề sức khoẻ đang được quan tâm, nên số lượng người muốn sử dụng trà hoa vàng để chữa bách bệnh những năm gần đây gia tăng đáng kể.
Cây trà hoa vàng con được nhân giống thành công trên đất Tam Đảo
Để phục vụ sản xuất hàng loạt cho thị trường rộng lớn, các công ty sản xuất trà hoa vàng ở Tam Đảo cũng đầu tư cả tiền tỷ để xây dựng vườn ươm, nhân giống, nuôi dưỡng một số lượng “khủng” cây trà hoa vàng theo quy mô công nghiệp.
Thân cây gỗ nhỏ, thời gian ra hoa khá dài, nhưng rất đẹp, màu hoa vàng sặc sỡ khiến người chơi cây nào cũng muốn sưu tầm mang về sân nhà làm cảnh, hương vị thanh thoát “uống nhầm một ngụm trà, cơn say theo cả đời”
Cây trà hoa vàng có rất nhiều lá, hoa to với đường kính từ 4-8 cm sở hữu một vẻ đẹp rất “duyên” khiến ai có dịp nhìn ngắm cũng thích thú, trầm trồ dù là bậc trung niên hay người trẻ tuổi. Không chỉ có tính thẩm mỹ cao, hoa và lá của cây trà hoa vàng còn mang đến giá trị kinh tế cao nhờ bên trong những chiếc lá, những bông hoa đơn thuần là một loạt các nguyên tố vi lượng cực kì quan trọng cho hoạt động của cơ thể con người, bao gồm: Vanadium, Kẽm, Molypden, Mangan, Selenium, và Germanium, …
Các nhà khoa học cho biết, cây trà hoa vàng ở Tam Đảo thuộc hai loài chủ yếu là Camellia tamdaoensis, và Camellia petelotii. Hai loài trà hoa vàng đó có chiều cao tầm 2-4 m, hoa màu vàng, mọc ở nách lá hoặc đỉnh cành, ra hoa từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau. Sau khi cây lớn thì có thể đưa vào làm cảnh, làm thuốc chữa bệnh hoặc thực phẩm chức năng, cũng như làm đồ uống giải khát ,…
Cách thức chăm sóc cây trà hoa vàng ở Tam Đảo
Tam Đảo (Vĩnh Phúc) là nơi có mật độ trồng trà hoa vàng lớn nhất tại nước ta hiện nay. Các công ty sản xuất trà hoa vàng những năm vừa qua đã chăm sóc loại cây dược liệu quý hiếm này theo cách thức như sau:
- Về nơi sống của trà hoa vàng
Trà hoa vàng Tam Đảo chỉ sống ở nhiệt độ bình quân là 20,1 độ C, sinh trưởng trên đất thịt nhẹ hoặc thịt trung bình, chua hoặc hơi chua. Chúng là loài cây ưa ẩm, nên được trồng nhiều ở ven suối, nơi có độ cao 200-400 m so với mặt nước biển.
- Phương pháp nhân giống trà hoa vàng tối ưu
Mặc dù được biết đến là loại trà đặc hữu ở Vườn Quốc gia Tam Đảo, nhưng các cá thể trà hoa vàng tự nhiên trong vườn giờ đây không còn nhiều. Trà hoa vàng có nguồn gốc từ những cây mẹ tuyển chọn trong Vườn Quốc gia Tam Đảo sẽ được mang về nhân giống theo những phương pháp tối ưu, thông thường là giâm hom hoặc nuôi cấy in vitro.
Khác với giâm hom, công tác nhân giống trà hoa vàng Tam Đảo bằng cách nuôi cấy in vitro có độ phổ biến cao hơn. Vì từ quả trà hoa vàng có thể nhân cùng lúc số lượng cây lớn, tạo ra sản phẩm có tính đồng nhất và sạch bệnh.
Hom trà hoa vàng được nhân giống và chăm sóc tại Tam Đảo
Do được trồng trên vùng đất có thổ nhưỡng, khí hậu thuận lợi nên cây trà hoa vàng phát triển tốt ở Tam Đảo. Ít có miền quê nào trong nước sở hữu số loài trà hoa vàng lớn như Tam Đảo, chiếm đến 16/77 loài trà hoa vàng từng phát hiện trên dải đất hình chữ S này.
Đối với cây trà hoa vàng Tam Đảo, do có nguồn gốc tốt, và khâu nuôi trồng, chăm sóc chỉn chu, đầu tư mạnh mẽ nên giá trị làm cảnh, làm dược liệu hay trồng rừng phòng hộ đều vô cùng chất lượng.