Các nghiên cứu khoa học về Trà hoa vàng cho kết quả tốt về ảnh hưởng của Trà hoa vàng đối với sức khỏe con người.
1. Tinh chất chống oxy hóa chiết xuất từ lá của Trà hoa vàng ( Camellia Chrysantha )
- Tác giả : Qin Xiaomin, Lin Hua-juan, Ning En-chuang, Wei Lu.
- Thời gian nghiên cứu : Năm 2008.
- Trung tâm nghiên cứu : Đại học Y học Cổ truyền Quảng Châu, Trung Quốc.
- Kết quả nghiên cứu : Trong bài nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu thử nghiệm các đặc tính chống oxy hóa của lá trà hoa vàng bằng cách chiết xuất tới gốc tự do hydroxyl và nguyên tố oxygen từ tia cực tím ( hai hợp chất cực độc cho cơ thể với khả năng phản ứng oxy hóa với bất cứ hợp chất nào xung quanh), hai hợp chất được sinh ra bởi phản ứng Fenton ( hệ thống xử lý nước thải và các chất độc hại ). Kết quả cho thấy các chiết xuất từ Trà hoa vàng có đặc tính chống oxy hóa cao đối với gốc tự do, ở cùng nồng độ, tỉ lệ thanh lọc của nó đối với OH và O2 là 15.70% , cao hơn 36.71% so với các polyphenol. Với nồng độ lên đến 1,25mg/mL chiết xuất từ Trà hoa vàng có thể kiềm chế cực mạnh sự hình thành của phản ứng oxy hóa , và là chất chống oxy hóa cực hiệu quả.
2. Nghiên cứu chuyên sâu về các thành phần hóa học và hoạt động dược lý của Trà hoa vàng.
- Tác giả : Chen Yueyuan, Huang Yong-lin, Wen Yong-xin.
- Thời gian nghiên cứu : Viện khoa học Trung Quốc, Viện Thực vật học Quảng Tây, Trung Quốc.
- Kết quả nghiên cứu : Bài nghiên cứu tổng kết nghiên cứu về thành phần hóa học và hành động dược lý của Trà hoa vàng. Các thực nghiệm và nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng trong Trà hoa vàng có các hoạt chất y học rất rõ ràng với tác dụng chống viêm, ức chế ung thư gan, chống oxy hóa, điều hòa lipid máu ( mỡ mãu ), chữa viêm họng, giảm và kích thích sự thèm ăn ..vv.
Các thực nghiệm cũng chưa tìm thấy những phản ứng phụ trong trà hoa vàng
3. Nghiên cứu thí nghiệm về điều hòa mỡ máu trong nước hòa tan được chiết xuất từ lá Trà hoa vàng.
- Tác giả : Ning Enchuang, Qin Xiao-ming, Yang Hong.
- Thời gian nghiên cứu : Năm 2009.
- Trung tâm nghiên cứu : Viện Khoa học và Công nghệ Thực Phẩm, Trường Đại học Trạm Giang Đại Dương, Trạm Giang.
- Kết quả nghiên cứu : Thí nghiệm kiểm tra hiệu quả của việc điều hòa mỡ máu bằng dung dịch hòa tan trong nước. Chuột Wistar được cho ăn bằng thực phâm siêu mõ trong 15 ngày để làm làm tăng mỡ máu. Các con chuột sau đó được điều trị bằng Lovastatin – thuốc chống tăng mỡ máu với liều lượng 0,01g/kg. Vào ngày thứ 43, cholesterol toàn phần (TC), triglycerides (TG) – chất béo tiêu thụ hàng ngày, lipoprotein mật độ cao (HDLC) và lipoprotein mật độ thấp (LDL-C) mới được trung hòa. Cũng trong điều kiện thí nghiệm tương tự, các nhà khoa học thử sử dụng chiết xuất hợp chất từ Trà hoa vàng. Dung dịch hòa tan trong nước từ Trà hoa vàng có thể làm giảm hàm lượng TC,TG, và LDLC trong các bệnh nhân tăng mwox máu. Kết quả của những thí nghiệm trên cho thấy nước hòa tan chiết xuất từ lá của Trà hoa vàng có tác đọng rõ ràng điều chỉnh mỡ máu trong cơ thể, ngang với các loại thuốc chống tăng mỡ máu hiện nay.
-